Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Mưu sâu họa càng sâu!

Hôm qua trên đường lang thang, tình cờ mình kiếm được tập tranh biếm họa "Mưu sâu họa càng sâu!", đả kích tập đoàn bành trướng Bắc Kinh xâm lược do Nhà xuất bản Quân Đội nhân dân ấn hành 20.200 cuốn vào tháng 12 năm 1979, khi "toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới". Các họa sĩ vẽ tranh gồm có Nguyễn Đạo Hưng, Trịnh Lập, Dương Lê, Nguyễn Nghiêm, Huy Quang, Văn Thanh. Xem lại những bức tranh này thật thú vị, và hơn nữa ta vẫn thấy được nguyên vẹn tính thời sự nóng hổi của chúng. Bọn bá quyền Bắc Kinh cho đến giờ vẫn đang tiếp tục lâm le mưu toan xâm lược thâm độc của chúng trước Việt Nam. Tiếc rằng, ngày nay chẳng ai dám đả kích đám "thiên triều" này như cách đây 30 năm, những cuốn sách như thế này cũng hiếm. Ở thời điểm này, những gì làm ảnh hưởng đến 4 tốt và 16 chữ vàng cũng đều "nhạy cảm" lắm. Nếu có ai đó động đến Trung Nam Hải, liền sẽ bị Đảng ta cho rằng đó là do các "thế lực thù địch" kích động, xúi giục, hướng dẫn... thôi.

Mời các bạn thưởng thức một số bức hình biếm họa hay được chọn lọc trong sách:



































Hội đua ngựa ở Bắc Hà 6/2010


Khởi động








Về đích


Người chiến thắng


Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Tranh Phật giáo của Minh Hằng

Than chì và chủ đề Phật giáo là sự lựa chọn của nghệ sĩ Minh Hằng*. Tranh của Minh Hằng luôn tạo được sự tương phản khá lớn với những nét vẽ nhấn đậm, những nét vẽ giúp cho khát khao sáng tạo và sự biểu cảm xúc động của tâm trạng người nghệ sĩ được đẩy lên cao trào trong quá trình thăng hoa. Chất liệu than chì được sử dụng thành thục và nhuần nhuyễn đến mức có thể tạo khởi nên những hiệu ứng đặc biệt với các đường nét diễn tả đậm đà, vững chãi và sự chính xác ở mức cao độ. Minh Hằng cũng tạo được tương đối đầy đủ những mảng vỡ lớn nhỏ khác nhau, hình thành nên những bức tranh khổ lớn với sắc điệu thâm trầm đến kỳ ảo, vì vậy chúng thể hiện được sự chuyển tiếp tinh tế và trang nhã trong đường nét và sắc độ với một sự thống nhất mềm mại và liền mảng.

Những bức tranh than chì khổ lớn này của Minh Hằng là hành trình tâm thức đến với Phật giáo của người nghệ sĩ, người xem tranh có thể kiếm tìm và tiếp cận được với một khuôn thức nào đó của vật chất ngoại giới bao la nhằm mở rộng thế giới tâm linh huyền diệu và trường tồn.


Đức Phật


Phật tử


Ngày rằm


* Nữ hoạ sĩ Minh Hằng sinh năm 1963 tại Đà Nẵng, tốt nghiệp Cử nhân Mỹ thuật tại Trường đại học Mỹ thuật Pennsylvania năm 1986, hiện đang sống tại Philadelphia.

nụ cười sơn cước